Độ pH là gì? Độ pH trong nước là bao nhiêu? Cách điều chỉnh độ pH trong nước như thế nào? hãy cùng Ecomax Water tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Độ pH là gì?
Độ pH là một chỉ số để đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong một dung dịch bất kỳ nào đó. PH được rất nhiều thuật ngữ khác nhau mô tả: “pondus hydrogenii” – Tiếng La tinh, “pouvoir hydrogène” – Tiếng Pháp, “hydrogen power”, “power of hydrogen” hoặc “potential of hydrogen” – Tiếng Anh.
Một dung dịch mang tính axit khi các lượng ion H+ nhiều và hoạt động mạnh và mang tính bazơ khi lượng ion H+ thấp. Dung dịch trung tính khi ion (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-).
Từ 0-14 chính là chỉ số thang đo pH trong một dung dịch. Với độ pH khoảng 0<PH<7 thì dung dịch đó có tính axit. Ngược lại, độ pH nằm trong khoảng 14>pH>7 thì dung dịch đó có tính bazơ.
Không chỉ trong dung dịch mà mỗi môi trường đều có độ pH nhất định.
Độ pH trong nước
Độ pH của nước thay đổi tùy thuộc vào các quá trình tự nhiên, thời tiết và hoạt động của con người, độ pH trong nước được tính theo thang sau:
- Nước độ pH thấp hơn 7 là nước có tính axit
- Nước có độ pH là 7 được coi là trung tính
- Nước có độ pH từ 8 trở lên là nước kiềm (bazơ)
1. Ảnh hưởng của độ pH trong nước
- Với độ pH thấp, nước sẽ có vị chua, có tính axit nên có thể ăn mòn thiết bị kim loại hoặc làm hỏng ống nước.
- Với độ pH cao, nước sẽ có tính kiềm, làm café đắng hơn, cáu cặn trong hệ thống ống, làm giảm hiệu quả của máy làm nóng nước.
- Nước có độ pH từ 6,5 – 8,5 được xem là nước sạch an toàn để sinh hoạt ăn uống theo quy chuẩn của Bộ Y Tế
2. Xác định độ pH trong nước để làm gì?
Biết giá trị pH của nước là rất quan trong có thể biết được nguồn nước gia đình mình sử dụng như thế nào cụ thể:
- Xác định pH để biết nguồn nước có khả năng ăn mòn kim loại với các vật chứa nước và đường ống nước.
- Xác định nguy cơ có thể hòa tan các kim loại vào nguồn nước như sắt, đồng, chì, kẽm, cadmium…có trong đường ống và các vật chứa nước.
- Tiên lượng những tác động tới độ chính xác trong khi xử lý nguồn nước bằng các biện pháp khác nhau.
3. Cách kiểm tra độ pH trong nước:
1. Sử dụng giấy qùy
Sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết tính axit hoặc tính kiềm của dung dịch nào đó là cách phổ biến nhất. Giấy quỳ tím hóa đỏ khi dung dịch có tính axit và hóa xanh khi có tính kiềm.
Mức độ xanh hay đỏ của quỳ tím phụ thuộc hoàn toàn vào độ pH của dung dịch đó. Sau khi quỳ tím đổi màu hãy so sánh với bảng màu để biết được độ pH của dung dịch.
Qùy tím có cách làm đơn giản, dễ sử dụng và hiệu quả nhanh để tìm ra độ pH nhưng độ chính xác không được đánh giá cao.
2. Sử dụng chất chỉ thị màu
Cách làm đơn giản tiếp theo là sử dụng chất chỉ thị màu. Với 2 màu trắng và hồng, chất chỉ thị màu dùng để xác định dung dịch độ pH có trong khoảng từ 8-10, <8 thì có màu trắng, >8 thì có màu hồng. Để sử dụng chất chỉ thị màu một cách có hiệu quả, người ta kết hợp cùng một cùng nhiều chỉ thị có khoảng chuyển màu kế tiếp nhau. Khi đó mỗi giá trị pH sẽ ứng với một tổ hợp của nhiều màu. Càng nhiều chỉ thị thì xác suất các tổ hợp màu đó trùng nhau càng ít, pH đo được càng chính xác. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ mang tính tương đối khi chúng ta nhận biết kết quả bằng mắt thường.
3. Sử dụng máy đo độ pH
Máy đo độ pH, bút đo pH là những thiết bị giúp người dùng xác định độ pH trong nước hiệu quả nhất. Phương pháp này vừa thuận tiện, có độ chính xác cao và thời gian ra kết quả nhanh chóng.
Thiết kế nhỏ, gọn giúp bạn dễ dàng mang đi đo ở khắp nơi, khắp địa hình. Với thang đo rộng, đo được các dạng mẫu khó, không thải bỏ các chất độc hại ra môi trường, việc kiểm định máy dễ dàng bằng cách dùng dung dịch chuẩn để hiệu chuẩn.
Có 3 loại máy do pH phổ biến hiên nay:
– Máy đo pH để bàn: Được dùng trong phòng thí nghiệm có thể đo được nhiều thông số với chức năng tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn .
– Máy đo pH cầm tay: Có thể thao tác một cách nhanh gọn do máy được thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt trong mọi thao tác đo.
– Bút đo độ pH: nhỏ gọn nhất, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than đều được, bên cạnh đó là khả năng nổi lên trên mặt nước, giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng.
4. Cách điều chỉnh độ pH trong nước
1. Cách tăng độ pH trong nước
- Dùng bộ lọc có Mgo+ hoặc canxi cacbonat để loại bỏ các hạt rắn từ nước để tăng tính kiềm cho nước. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều vì làm tăng độ cứng của nước
- Dùng nước soda và xút(NaOH) làm tăng độ pH trong nước về gần mức trung tính. Khi sử dụng phải bố trí và cần đảm bảo quạt thông gió hoạt động tốt để tránh hít phải, luôn luôn có đồ bảo hộ khi sử dụng phương pháp này.
- Dùng thiết bị làm thoáng cưỡng bức để giải phóng khí CO2 hòa tan trong nước
2. Cách giảm độ pH
- Pha loãng axit cacbonic, axit clohydric, axit sunfuric sau đó bổ sung từ từ vào nước, không được thêm nước vào axit.
- Sử dụng hệ thống khử kiềm giúp loại bỏ độ kiềm của nước, an toàn cho người dùng, dễ vận hành tuy nhiên chi phí khá cao.
Như vậy bạn đã biết về độ pH cũng như cách tăng giảm độ pH trong nước. Nếu còn gì thắc mắc hãy liên hệ với Ecomax Water để được giải đáp nhé.