Nhu cầu sử dụng nước sạch cho ăn uống ngày càng gia tăng chính vì vậy mà có nhiều cơ sở sản xuất nước sạch, nước uống đóng bình đóng chai nhanh chóng ra đời và một trong những thủ tục không thể thiếu trong ngành kinh doanh nước uống đóng bình đóng chai đó chính là xin giấy phép. Vậy những thủ tục xin đăng ký kinh doanh nước uống đóng bình đóng chai như thế nào? chúng ta cùng Ecomax Water tìm hiểu trong bài viết này nhé.
# Thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản xuất nước tinh khiết cần gì?
Theo quy định tại Thông tư Số: 26/2012/TT-BYT quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế thì để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở).
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
Tùy theo quy mô, mà cơ sở tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép tại cục An toàn thực phẩm hoặc chi cục an toàn thực phẩm. Tuy nhiên nếu cơ sở kinh doanh nước khoáng tinh khiết của bạn không có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm) thì hồ sơ sẽ nộp tại Chi cụ An toàn vệ sinh thực phẩm của Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, Giấy chứng nhận nước đầu ra, Giấy chứng nhận nước thành phẩm. Nếu cơ sở của bạn có nguồn nước đầu vào là nước giếng khoan thì bạn còn phải xin giấy phép khai thác nước ngầm do sở tài nguyên môi trường cấp.
# Thủ tục lắp đặt thi công hệ thống sản xuất nước tinh khiết cần làm gì ?
Trước khi xin Giấy phép kinh doanh nước uống đóng chai bạn cần xây dựng xưởng lắp đặt hệ thống dây chuyền lọc nước tinh khiết. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều đơn vị thi công lắp đặt dây chuyền lọc nước tinh khiết, để tìm được một đơn vị lắp đặt uy tín là điều không dễ dàng. Hiểu điều đó Ecomax Water luôn sẵn sàng giúp đỡ quý vị có nhu cầu lắp đặt dây chuyền máy lọc nước công nghiệp tinh khiết đóng bình đóng chai.
Bạn chỉ cần bốc điện thoại và liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 03.88.89.86.68 . Chúng tôi sẽ tư vấn cho quý vị chi tiết về thủ tục cần thiết để sản xuất nước tinh khiết đóng bình đóng chai. Và sẽ có đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi tư vấn cho quý vị qua Điện thoại hoặc tới trực tiếp nơi quý vị muốn lắp đặt dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình. Nếu quý vị nào có nhu cầu xem hệ thống dây chuyền, quý vị vui lòng tới trực tiếp công ty để chúng tôi tư vấn về lắp đặt, cũng như cách vận hành hệ thống.
Sau khi tư vấn lắp đặt xong toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình, thì công việc còn lại của quý khách hàng là đi đăng ký sản xuất nước uống đóng bình đóng chai, Còn khi ra cơ quan nhà nước cấp quận, huyện nơi quý vị muốn lắp đặt dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình thì họ sẽ hướng dẫn cụ thể các thủ tục mà quý vị cần.
Bên cạnh đó khi lắp đặt dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình cho quý vị, chúng tôi đã chuẩn bị cho quý vị giấy chứng nhận đủ 28 chỉ tiêu nước của Sở Y Tế. Có giấy tờ này thì khi đăng ký sản xuất nước uống đóng bình của quý vị sẽ dễ dàng hơn.
Có một điều chúng tôi cần lưu ý cho quý khách hàng khi muốn xây dựng dây chuyển sản xuất nước uống đóng bình đóng chai nên quan tâm đó là chỉ tiêu nước đầu vào của quý vị. Có 2 phương án cho quý vị lựa chọn nguồn nước đầu vào đó là Nước máy (Nước thủy cục) và nước giếng khoan. Về nước thủy cục thì không có gì phải bàn luận, vì đây là nước do nhà nước sản xuất, còn với nước giếng khoan thì khác, nước giếng khoan thì bạn cần phải xét nghiệm chỉ tiêu nước đầu ra, chỉ tiêu nước đầu ra này tùy theo cơ quan của từng quận, huyện tại các tỉnh có đôi phần khác nhau.
Về phần này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn như sau: Nước giếng khoan quý vị cần phải xét nghiệm 14 chỉ tiêu nước
+ Giấy đăng ký khai thác tài nguyên nước ngầm. Về chi phí này theo chúng tôi được biết thì tại TP HCM & HN là khoảng 2 triệu. Còn ở từng tỉnh thành khách nhau thì quý vị có thể tham khảo tại các cơ quan của các huyện, tỉnh…
Qua đây là một bài chia sẻ nhỏ về Thủ tục để sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai đóng bình để quý vị tham khảo, khi quý vị có nhu cầu lắp đặt dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình, hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi, chúng tôi rất mong muốn nhận được sự hợp tác và tin tưởng từ quý vị.
# Dự tính chi phí để sản xuất ra 1 bình nước có dung tích 20lit/h:
1 . Chi phí bao bì:
tem nhãn: 1.000đ – 1.200đ
Màng co: 500đ – 700đ
Khấu hao vỏ bình: 1.000đ
2 . Chi phí nhân công và vận chuyển: 1.200đ
3 . Chi phí khác: Tiền điện + Chi phí cho nguồn nước đầu vào: 300đ – 500đ
Như vậy, cụ thể 1 bình nước 20l/h sẽ có vốn đầu tư dao động trong khoảng: 4.000đ – 4.600đ
Nếu như nhà xưởng của bạn được lắp đặt một dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, với mức công suất 1.000 lit/h. Trong vòng 1 giờ đồng hồ, dây chuyền sẽ sản xuất khoảng: 40-45 bình
Từ đó, tính ra được số lượng sản xuất liên tục 8 tiếng là: 8h x 40 (45) bình = 320 (xấp xỉ: 360) bình
Lợi nhuận dự tính có được là bao nhiêu?
Theo Ecomax Water tinh toán, với thị trường hiện nay, với một cơ sở mới bước chân vào thị trường, số lượng bình nước có thể phân phối được chỉ dao động trong khoảng: 200 – 220 bình cho bình 20l.
Con số này có thể thay đổi tùy vào nhu cầu hay sức mua của từng vùng địa lý, mùa. Nếu cơ sở của bạn quyết định phân phồi nước đóng bình theo giá buôn, thì mức giá bán ra theo thị trường hiện nay là: 8.000đ – 12.000đ
Và 4.000đ – 7.400đ chính là số tiền lãi cho 1 bình nước mà cơ sở của bạn bán ra.
Nếu bạn duy trì được mức phân phối như trên, trong một ngày cơ sở của bạn có thể đạt mức lợi nhuận hấp dẫn trong khoảng từ 800.000đ (880.000đ), đến mức 1.480.000đ (1.628.000đ)
Trong vòng 1 năm, lợi nhuận mà cơ sở sản xuất nước đóng bình của bạn tạo ra là: 288.000.000đ – 532.800.000đ.
Bạn có thể dễ dàng thấy rằng, đó là khoản lợi nhuận không hề thấp đối với một cơ sở kinh doanh. Thậm chí, bạn vẫn có thể thu được mức lợi nhuận cao ngay cả khi đã trừ đi nhiều khoản chi phí cố định cho nhà xưởng, khấu hao máy móc, chi phí quản lý,… hay các chi phí lưu động cho: lưu kho, vận chuyển, tiếp thị, marketing.
Công Ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Ecomax
Địa chỉ: Số 2A – 27/8/29 Đường Tây Mỗ, P. Tây Mỗ, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Miền Nam: Số 52 Thạnh Lộc 42, Hà Huy Giáp, Thạnh Lộc, Q.12, TP HCM
Điện thoại: 03.88.89.86.68
Email: ecomax8688@gmail.com